Chuyển đổi số giúp cho Nông dân hưởng lợi gì trong mùa Covid-19?

minhdai1992

Thành viên
  • Thế giới đang ở giai đoạn khởi phát của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền kinh tế dựa trên ứng dụng công nghệ cao, mạng lưới Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, công nghệ blockchain, điện toán đám mây.
  • Trong bối cảnh đó Việt Nam cũng đang chập chững bước chân vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 để có thể giúp nền kinh tế Việt Nam nói chung tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu, cũng là thời cơ để nước ta đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế của đất nước.
  • Song song đó sự bùng phát của đại dịch Covid-19 vào cuối năm 2019 tại Trung Quốc và lây lan trên nhiều quốc gia. Dịch Covid-19 trong nước và trên thế giới với những diễn biến phức tạp không chỉ đe dọa sức khỏe và tính mạng của người dân mà còn tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân.
  • Chợ rau quả , nông sản
  • Hình ảnh minh họa chợ vắng bóng người
  • Là một nước nông nghiệp, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến nông dân 'điêu đứng' khi không thể xuất bán nông sản. Việc xuất khẩu hàng hóa nông sản cũng tạm dừng hoặc khó khăn hơn. Chợ, nơi tiêu thụ chính cho các sản phẩm hàng hóa cho nông dân những ngày qua cũng giảm số người họp chợ, lượng hàng hóa tiêu thụ cũng ít hơn. Bà con phải bán lỗ bán tháo để mong muốn gỡ lại một xíu vốn đã đầu tư trước đó. Trong điều kiện khó khăn trên, cùng với sự vào cuộc của chính quyền thì chính người dân, người tiêu dùng là những người đã gỡ khó cho nông dân thông qua hoạt động 'lá lành đùm lá rách' chung tay đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Hơn nữa, việc thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh như hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới và sân bay… tại nhiều quốc gia đã gây ra sự gián đoạn chuỗi thương mại toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng suy giảm.
  • Mùa dịch Covid 19 với lệnh cấm tụ tập đông người, hạn chế đi lại và giãn cách xã hội đang ít nhiều ảnh hưởng đến nhịp sống lao động sản xuất của chúng ta. Nhưng vì sức khỏe cộng đồng và lợi ích mỗi người dân, toàn xã hội đã nghiêm chỉnh chấp hành. Bán hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi đang có xu hướng phát triển trong thời điểm dịch Covid 19 diễn biến phức tạp và thực hiện giãn cách xã hội. Bạn chỉ cần ngồi ở nhà dùng smartphone là có thể mua hàng và hàng hóa sẽ được giao tận nơi. Chính loại hình này đã góp phần quan trọng trong việc ổn định cuộc sống và sản xuất mùa dịch. Đây cũng chính là xu hướng cần đẩy mạnh phát huy hiệu quả không chỉ trong mùa dịch mà chính là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.
  • Hình ảnh minh họa
Nhận thấy tiềm năng đó, các doanh nghiệp chủ cửa hàng chuyển đổi mô hình để thu hút khách hàng. Người nông dân cũng tìm tòi, mạnh dạn kinh doanh qua mạng Internet để tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn. Hầu hết các đơn hàng của đơn vị đều hướng đến thực đơn từng gia đình với các loại nông sản phong phú. Và người bán đã đặt tất cả tâm huyết của mình vào từng sản phẩm nhằm cung cấp bữa ăn giàu dinh dưỡng để cùng đồng bào mình nâng cao sức khỏe vượt qua dịch bệnh.[/List]
  • Dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong phòng và điều trị virus corona, đó là giải pháp nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể giúp công tác điều trị bệnh hiệu quả hơn. Trong thời kỳ dịch bệnh, người tiêu dùng thường hay tìm mua các loại nông sản chứa nhiều hàm lượng vitamin để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Do đó những chủ vườn sản xuất các loại trái cây như cam, bưởi, quýt sẽ rất có lợi thế nếu như chủ động quảng cáo sản phẩm trên mạng xã hội. Khi mà có khách hàng mua, ăn vào tương tác nhiều, khách hàng sẽ cho những bình luận về chất lượng của trái cây, các khách hàng khác cũng tò mò nên sẽ chủ động liên hệ hay các thương lái sẽ đến tận vườn thu mua. Không cần phải đi đâu mà cũng sẽ có khách hàng tiềm đến tận vườn mua. Nhiều người nông dân nói vui rằng qua đợt dịch này có thêm kênh tiêu thụ nông sản mới với lượng khách ổn định lại không phải qua thương lái trung gian. Cùng với xu thế đó, công ty Công nghệ TNHH Công nghệ Phần mềm Phạm Anh Phúchi nhánh tại số 22-24 đường số 11 khóm Đông Thịnh phường Mỹ Phước thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang cũng muốn góp phần giúp bà con nông dân bán được nhiều hàng hoá hơn trên mạng xã hội cũng như các sàn thương mại điện tử lớn với việc sắp cho ra thị trường Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh S2Retail, hứa hẹn sẽ là phần mềm bán hàng tốt nhất sau này.
 

- Quảng cáo -

Bên trên