Ngành gốm sứ có cần chuyển đổi số hay không?

minhdai1992

Thành viên
  • Theo các bạn sản phẩm gốm thủ công và công nghiệp, giá thành của sản phẩm nào đắt hơn? Bạn sẽ thích sử dụng sản phẩm nào hơn? Chất lượng của sản phẩm nào sẽ làm bạn hài lòng? Trong giai đoạn công nghệ phát triển, việc ứng dụng thành tựu công nghệ vào quy trình sản xuất gốm sẽ mang đến những lợi ích gì và nó có khiến cho ngành gốm thủ công mất đi không?
  • Gốm sứ là những sản phẩm đã có từ lâu đời và đã gắn liền trong nếp sống của người Việt Nam ta, trải qua một đoạn thời gian khó khăn bởi sự xâm lược của những sản phẩm bằng nhựa, hợp kim,… Cho đến ngày nay, gốm sứ vẫn giữ vững được vị thế của mình và ngày càng khẳng định hơn giá trị không thể thay thế của nó.
  • Thế nhưng để làm nên một sản phẩm gốm sứ vô cùng đẹp mắt và chất lượng, một cục đất sét phải trải qua những giai đoạn gì? Quy trình sản xuất gốm để tạo ra những sản phẩm thủ công vô cùng tinh xảo và đẹp mắt là tò mò của rất nhiều người. Quy trình sản xuất thủ công gồm:
  • Hình ảnh minh họa (nguồn gomsubattrang)
  • Chọn đất làm gốm, đất trong tự nhiên bị lẫn nhiều tạp chất do đó phải được xử lý. Tiếp theo là quá trình tạo ra sản phẩm hoàn toàn bằng tay bằng việc kết hợp giữa bàn tay cùng với bàn xoay để tạo nắn nên dáng gốm. Với đôi tay điệu nghệ và những động tác vuốt đất uốn nắn, người thợ làng nghề sẽ tạo ra được hình dáng sản phẩm theo ý muốn. Sau đó là đêm phơi khô sản phẩm. Kế tiếp là quá trình trang trí vơi snhungwx chiếc bút lông vẽ trực tiếp các hoa văn, họa tiết theo ý muốn giúp tôn lên dáng gốm. Quá trình tráng men theo 3 cách là: nhấn vào thùng chứa men, quét từ từ hoặc đổ đủ lượng men đã lấy trong cốc. Cuối cùng là công đoạn nung.
  • Khi mà công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu hàng hóa cũng tăng, Đáp ứng cho nguồn cung hàng triệu sản phẩm mỗi năm, các doanh nghiệp gốm sứ dần chuyển mình từ hướng sản xuất thủ công sang sản xuất công nghiệp với máy móc, dây chuyền vô cùng hiện đại để đảm bảo nguồn cung thị trường.
    • Một quy trình công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ sẽ giống và khác như thế nào so với sản xuất thủ công.thường sẽ phải trải qua 8 bước tuần tự dưới đây
    • Bước 1: Kiểm tra chất lượng đất và nguyên liệu.
    • Đất sét là thành phần cốt lõi và quan trọng nhất của một sản phẩm gốm sứ, chất đất tốt thì mới tạo nên một sản phẩm chất lượng. Vì vậy nên bước đầu tiên người ta luôn phải nghiên cứu thật kỹ, kiểm tra kỹ chất lượng của đất và các nguyên liệu để làm gốm.
    • Bước 2: Thiết kế mẫu mã.
    • Trước hết, người ta sẽ phác họa ý tưởng của mình lên giấy và sau đó mới mang nó lên mô hình 3D trên máy tính xem nó có phù hợp với kiểu dáng sản phẩm hay không. Đây là cách để xem mô hình sản phẩm một cách tổng quát nhất.
    • Từ bản vẽ này, người ta sẽ bắt đầu định đoạt mức nguyên liệu cần phải có để sử dụng cho sản phẩm. Đây là một bước vô cùng quan trọng giúp kiểm soát được chi phí sản xuất một cách tối ưu và dự đoán giá thành của sản phẩm chính xác hơn.
    • Bước 3: Tạo khuôn.
    • Sử dụng máy phay CNC để tạo khuôn thạch cao, giúp cho sản phẩm có độ chính xác tuyệt đối so với việc tạo khuôn bằng tay.
    • Hình ảnh minh họa (nguồn giacat)
    • Bước 4: Tạo hình bằng phương pháp dập bột.
    • Tạo hình cho đất sét theo bản vẽ.
    • Bước 5: Nhúng men tự động.
    • Nhúng men tự động bằng máy.
    • Bước 6: In logo nhà sản xuất.
    • Để đánh dấu đó là sản phẩm của doanh nghiệp mình, việc in logo ở đáy sản phẩm là công đoạn hầu hết các cơ sở sản xuất đều không bỏ qua.
    • Bước 7: Nung nhiệt độ cao trong các lò nung.
    • Nhìn chung quy trình làm ra một sản phẩm chẳng khác nhau mấy. Ngành gốm sứ trước đây phụ thuộc nhiều vào tay nghề thủ công của người thợ, điều đó cũng có nghĩa chất lượng sản phẩm sẽ phập phù vì tùy tay nghề người thợ. Tự động hóa sẽ giải quyết được bài toán này. Và quả thực, khi ứng dụng công nghệ vào quá trình sản xuất thì không chỉ sản lượng tăng lên mà chi phí sản xuất cũng được giảm xuống, chất lượng sản phẩm ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế đang là một đòi hỏi cấp thiết cho sự phát triển của ngành sản xuất gốm sứ nói chung và gốm sứ mỹ nghệ nói riêng. Mỗi ngành sẽ có những ưu và nhược điểm riêng tùy vào cảm nhận của mỗi người. Tóm lại việc ứng dụng thành tựu công nghệ vào sản xuất gốm sứ cũng đánh dấu một bước phát triển mới cho ngành được coi là thủ công từ xa xưa, tạo ra sản phẩm gốm sứ đẹp, có độ mỏng, đa dạng chủng loại màu sắc đáp ứng được nhiều nhu cầu thị hiếu khác nhau của thị trường quốc tế và trong nước.Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số, nó không còn là len lỏi, mà đã trở thành xu hướng thiết yếu trong tất cả các ngành nghề. Khi hiểu được công nghệ số là gì và những lợi ích của nó, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn nghiêm túc và tầm quan trọng của chuyển đổi số trong quá trình sản xuất, hoạt động marketing. Cùng với xu thế đó, Công ty PAP-Technology cũng muốn mang lại một phương thức bán hàng mới trong thời công nghệ số thông qua việc đưa ra thị trường Phần mềm quản lý bán hàng hàng S2Retail, phù hợp cho ngành kinh doanh gốm sứ và mô hình kinh doanh hệ thống chuỗi cửa hàng, đa cửa hàng gốm sứ trong và ngoài nước.
 

- Quảng cáo -

Bên trên