Răng thưa có niềng được không?

toponseek

Thành viên mới
Răng thưa là tình trạng răng xấu phổ biến ở nhiều người, gây mất thẩm mỹ và cản trở quá trình ăn uống. Theo đó, niềng răng thưa là phương pháp chỉnh nha hiệu quả giúp khắc phục tình trạng này. Cùng tìm hiểu về phương pháp niềng răng thưa trong bài viết dưới đây nhé!

1. Hiểu rõ về tình trạng răng thưa​

Răng thưa là tình trạng răng mọc thưa thớt ở hàm trên, hàm dưới, hoặc ở cả hai hàm. Răng bị thưa cũng được chia thành nhiều mức độ nặng nhẹ, mỗi mức sẽ có một phương pháp điều trị riêng, tuỳ vào chỉ định của nha sĩ. Dưới đây là 3 mức độ phản ánh tình trạng răng thưa phổ biến:

  • Răng thưa mức độ nhẹ: Người bị răng thưa ở mức nhẹ thường là chỉ thưa tại vị trí 2 răng cửa, những vị trí răng khác thì đều bình thường. Khuyết điểm này không ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ gương mặt cũng như quá trình ăn uống.
  • Răng thưa mức độ trung bình: Tình trạng này bao gồm các răng mọc xa nhau xen kẽ ở cả hai hàm, nguyên nhân do chân răng lệch hoặc có răng mọc ngầm. Răng thưa thế này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Lúc ăn thì các khe răng dễ dính thức ăn, tạo sự trong lúc nhai.
  • Răng thưa mức độ nặng: Răng tại cả hai hàm đều mọc thưa thớt, nhiều kẽ hở, mọc lộn xộn, kèm khớp cắn sai lệch nặng. Tình trạng này không những làm mất thẩm mỹ và cản trở việc ăn uống như đã nêu trên, mà còn dễ gây ra các bệnh về răng miệng như răng yếu, răng sâu, men răng ố vàng,...

2. Răng thưa có niềng được không?​

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến và hiệu quả cho mọi tình trạng răng như răng hô, vẩu, răng móm, răng mọc lệch,..., trong đó có cả răng thưa. Có nhiều phương pháp để niềng răng thưa đang được áp dụng tại các cơ sở nha khoa, cụ thể như sau:

  • Niềng răng thưa sử dụng mắc cài kim loại: Phương pháp này cố định mắc cài, dây cung, và các khí cụ làm từ kim loại hoặc thép y tế trên răng, giúp tạo lực siết kéo răng về vị trí mong muốn.
  • Niềng răng thưa sử dụng mắc cài tự buộc: Thay vì dùng dây chun để cố định mắc cài như phương pháp truyền thống, phương pháp này sử dụng mắc cài có nắp tự đóng mở. Vì vậy, dây cung có thể tự trượt trên rãnh nắp cài, theo sự dịch chuyển của răng.
  • Niềng răng thưa sử dụng mắc cài sứ: Phương pháp này sở hữu cấu tạo kèm cơ chế hoạt động giống như mắc cài kim loại, chỉ thay bộ khí cụ làm từ chất liệu kim loại thành chất liệu sự.
  • Niềng răng thưa sử dụng mắc cài mặt trong: Phương pháp này cũng tương tự như niềng răng mắc cài truyền thống. Điểm khác biệt nằm ở việc mắc cài sẽ được gắn ở bên trong răng, thay vì ngoài mặt răng.
  • Niềng răng thưa trong suốt: Các bộ khí cụ quen thuộc như mắc cài và dây cung sẽ không còn được áp dụng ở phương pháp này. Thay vào đó, niềng răng thưa trong suốt sử dụng khay niềng trong suốt làm từ nhựa y tế, thiết kế theo tình trạng răng, giúp ôm khít cung răng mà không gây cộm và kích ứng các mô mềm trong khoang miệng.
 

- Quảng cáo -

Bên trên