Nguyên nhân hình thành sẹo thâm ở chân
Sẹo thâm ở chân được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị côn trùng đốt ( muỗi, kiến,...), bị ngã, bị bỏng, những vết sau khi bị thủy đậu,...
Khi gặp các tổn thương sâu dưới lớp trung bì của da khiến cấu trúc tế bào bị phá vỡ, các sợi Collagen mới sẽ được kích thích tăng sinh để thay thế vùng da đã bị tổn thương. Tuy nhiên, quá trình này thường kèm theo sự sản sinh quá mức của sắc tố da melanin khiến vùng da mới này bị thâm đen lại. Đồng thời, các tổ chức da mới hình thành rất yếu và nhạy cảm, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các tác nhân từ môi trường bên ngoài sẽ dễ dàng trở nên thâm sạm hơn.
Ngoài ra, những vùng da bị tổn thương có hệ miễn dịch rất yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến vết thương lâu lành. Nếu để lâu mà không điều trị, chăm sóc, các sợi collagen và sợi đàn hồi sẽ bị ảnh hưởng, sẹo hình thành có thể bị lồi hoặc lõm, da không còn trơn láng đồng thời bị mất cảm giác và trở nên sẫm màu hơn.
Hầu hết các tổn thương ở chân đều có nguy cơ hình thành sẹo thâm do ít được chú ý và chăm sóc. Các vết sẹo này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất tính thẩm mỹ, khiến làn da không còn trắng mịn và đều màu, từ đó làm bản thân cảm thấy tự ti hơn, đặc biệt với những cô nàng thường xuyên mặc váy, quần short,...
Nguyên tắc trị sẹo thâm ở chân
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng mức độ sẹo hình thành là do cơ địa từng người. Tuy nhiên, hầu hết những vết sẹo trên da đều được quyết định bởi cách điều trị, chăm sóc từ chúng ta. Để quá trình trị sẹo thâm ở chân đạt hiệu quả cao nhất thì các bạn nên tuân theo một số nguyên tắc sau.
Trị sẹo càng sớm càng tốt
Đây là nguyên tắc đầu tiên chúng ta cần lưu ý. Ngay khi xuất hiện các vết thương trên da, chúng ta đã phải dùng các biện pháp để ngăn chặn sự hình thành của sẹo thâm như thoa kem, uống thuốc,... Điều này sẽ tác động đến các sợi collagen làm lành vết thương giúp hạn chế tối đa việc sẹo bị thâm sạm, lồi hoặc lõm. Nếu bạn để lâu mà không điều trị, các vết sẹo sẽ trở nên chai lì, các tế bào da đã trở nên thô cứng và rất khó điều trị. Lúc này dù dùng nhiều biện pháp thì cũng rất khó đạt hiệu quả.
Sẹo thâm ở chân được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị côn trùng đốt ( muỗi, kiến,...), bị ngã, bị bỏng, những vết sau khi bị thủy đậu,...
Khi gặp các tổn thương sâu dưới lớp trung bì của da khiến cấu trúc tế bào bị phá vỡ, các sợi Collagen mới sẽ được kích thích tăng sinh để thay thế vùng da đã bị tổn thương. Tuy nhiên, quá trình này thường kèm theo sự sản sinh quá mức của sắc tố da melanin khiến vùng da mới này bị thâm đen lại. Đồng thời, các tổ chức da mới hình thành rất yếu và nhạy cảm, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các tác nhân từ môi trường bên ngoài sẽ dễ dàng trở nên thâm sạm hơn.
Ngoài ra, những vùng da bị tổn thương có hệ miễn dịch rất yếu nên dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến vết thương lâu lành. Nếu để lâu mà không điều trị, chăm sóc, các sợi collagen và sợi đàn hồi sẽ bị ảnh hưởng, sẹo hình thành có thể bị lồi hoặc lõm, da không còn trơn láng đồng thời bị mất cảm giác và trở nên sẫm màu hơn.
Hầu hết các tổn thương ở chân đều có nguy cơ hình thành sẹo thâm do ít được chú ý và chăm sóc. Các vết sẹo này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất tính thẩm mỹ, khiến làn da không còn trắng mịn và đều màu, từ đó làm bản thân cảm thấy tự ti hơn, đặc biệt với những cô nàng thường xuyên mặc váy, quần short,...
Nguyên tắc trị sẹo thâm ở chân
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng mức độ sẹo hình thành là do cơ địa từng người. Tuy nhiên, hầu hết những vết sẹo trên da đều được quyết định bởi cách điều trị, chăm sóc từ chúng ta. Để quá trình trị sẹo thâm ở chân đạt hiệu quả cao nhất thì các bạn nên tuân theo một số nguyên tắc sau.
Trị sẹo càng sớm càng tốt
Đây là nguyên tắc đầu tiên chúng ta cần lưu ý. Ngay khi xuất hiện các vết thương trên da, chúng ta đã phải dùng các biện pháp để ngăn chặn sự hình thành của sẹo thâm như thoa kem, uống thuốc,... Điều này sẽ tác động đến các sợi collagen làm lành vết thương giúp hạn chế tối đa việc sẹo bị thâm sạm, lồi hoặc lõm. Nếu bạn để lâu mà không điều trị, các vết sẹo sẽ trở nên chai lì, các tế bào da đã trở nên thô cứng và rất khó điều trị. Lúc này dù dùng nhiều biện pháp thì cũng rất khó đạt hiệu quả.